Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

TẢN MẠN CUỐI TUẦN - 06/10/2013


Chủ nhật cuối tuần trời mưa lất phất và có một chút cảm nhẹ nên quyết định nghỉ bán. 2 chị em (chính chủ và Mẹ Jerry ) rủ nhau đi café. Tình cờ gặp lại ông cụ bán vé số lần trước mà mình đã có dịp chia sẻ. 

Trời chiều nay se lạnh, ông cụ mặc chiếc áo thun và chiếc quần kaki ôm bó sát thân hình già nua, cằn cỗi ( theo suy đoán của 2 chị em thì đây có thể là bộ quần áo của một cô gái)

Mua giúp ông vài tờ vé số, mời ông ngồi và hỏi chuyện về gia đình ông (vì mình đã hứa với 1 người bạn phương xa quan tâm đến ông, khi nào có dịp gặp ông sẽ hỏi chuyện nhiều hơn rồi thông tin cho bạn biết)

Mẹ Jerry gọi cho ông ly sữa nóng và làm nguội nhanh bằng những viên đá lạnh. Cầm ly sữa trên tay mà ông run run buộc Mẹ Jerry phải giúp ông nâng chiếc ly cho dễ uống. Nhìn cách ông uống ly sữa mà mình cảm nhận rằng có lẽ lâu lắm rồi ông chưa bao giờ được như vậy. Thương quá!





Hỏi chuyện mới biết ông có 5 người con, mỗi người đã có gia đình và sống riêng. Có 1 cậu con trai bị bệnh tâm thần và đã được đưa vào “nhà thương Biên Hoà” như lời ông nói. Mỗi khi nhắc đến từng đứa ông đều có tâm trạng khác nhau, đứa nào khả giả thì nét mặt ông vui ra, khi nhắc đến cô con gái thứ 2 thì ông cảm động sắp khóc “Tội nghiệp con Xuân, nó mù loà mà tắm rữa, giặt giũ cho tôi “.

Tiền lời bán vé số mỗi ngày ông đem về gửi cho cháu ngoại (con chị Xuân) để định kỳ hàng tháng gửi vào “nhà thương Biên Hoà” nuôi cậu con trai bệnh tâm thần. Ông cho biết vừa rồi đi thăm con hết 5 triệu đồng.

Năm nay 88 tuổi nhưng trông ông còn minh mẫn lắm, tai nghe rõ, mắt sáng và chạy được xe đạp đi bán mỗi ngày. Các bạn vô tình thấy ông cụ này hãy mua vé số giúp ông nhé!


Huỳnh Thuý Diễm
06/10/2013

VÀI HÌNH ẢNH GHI LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC CÙNG ÔNG CỤ






Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

PHÚ QUỐC - ĐẢO NGỌC XINH TƯƠI



Trong những ngày đầu tháng giêng với tiết trời còn đượm sắc xuân bạn hãy hoà mình cùng với nắng, gió của vùng biển hiền hoà với những hàng dừa trãi dài xanh thẳm tại một hòn đảo lớn nhất tận cùng Tây Nam tổ quốc – Phú Quốc – Đảo Ngọc xinh tươi.

Biển Phú Quốc với những hàng dừa xanh thẳm


Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Kiên Lương, cách Phú Quốc 30 km đường bộ và 45 km đường biển nhưng tôi chưa một lần khám phá hết được vẻ đẹp hoang sơ của Hòn Đảo Ngọc trù phú này. Sau 1 giờ 10 phút đi bằng tàu cao tốc xuất bến từ Thị Xã Hà Tiên trước mắt tôi hiện ra một màu xanh của nước, mây, trời. Phú Quốc kia rồi!

Đảo Ngọc


Tàu cặp cảng Bãi Vòng, mua vé xe buýt giá 25.000 đồng/người đi thêm một chặng đường dài gần 20 km trên những con đường trãi nhựa với những đoạn đường đang được thi công còn dang dỡ xe đưa tôi vào lòng Thị trấn Dương Đông – Trung tâm hành chính của huyện đảo Phú Quốc.

Để cảm nhận được đúng chất của “du lịch bụi” tôi đã thuê một chiếc xe máy với giá 120.000 đồng/ ngày để chạy suốt ngày và khám phá, chụp ảnh.

Chiều hôm ấy, Dinh Cậu là nơi tham quan đầu tiên mà tôi đến. Dinh Cậu linh thiêng được xây trên những ghềnh đá kỳ lạ. Mũi đá Dinh Cậu với đầu của mõm đá giống con Rùa được ví như biểu tượng của Phú Quốc. Nơi đây thu hút du khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng mà còn vì sự huyền bí linh thiêng của những truyền thuyết xa xưa.

Dinh Cậu


Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU. Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16-10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn, có rất đông người tham dự.

Mũi đá hình con Rùa-Biểu tượng của Phú Quốc


Liền kề với Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng. Biển Phú Quốc mùa này thật hiền hoà, con người nơi đây cũng thế, bạn có thể để xe gắn máy với chiếc chìa khoá gắn trên xe để đi bộ tham quan mà không bao giờ sợ mất. Một bức tranh vàng óng bóng hoàng hôn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt, bạn đừng quên thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn và nhớ ghi lại những tấm hình vào thời khắc ấy.
Hoàng hôn trên Dinh Cậu


Khi màn đêm buông xuống bạn hãy đến với chợ đêm Dinh Cậu nằm sát bờ biển. Chợ  đêm dinh Cậu rất nhộn dịp thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài và du khách khắp các nơi trong cả nước. Chợ có gần 100 gian hàng chủ yếu là hải sản tươi sống đủ loại: Cồi Biên Mai, Ốc tỏi, Nhum, Sò quạt, Mực tươi, tôm hùm, Ốc hương… và nhiều loại tôm cá còn sống được thả trong các bồn chứa mà tôi không sao kể hết. Nhìn cảnh mua bán tấp nập và mùi hải sản nướng toả ra từ các lò than đỏ hồng bạn sẽ cầm lòng không đậu và phải ăn thêm cho dù bụng của bạn đang căng tròn vì no.

Chợ đêm Dinh Cậu


Hải sản nơi đây rất tươi ngon, bạn hãy dạo một vòng quanh các gian hàng và chọn cho mình một góc dừng chân. Sò quạt nướng là món ăn mà nhiều du khách lựa chọn, nhưng đến với chợ đêm bạn đừng quên bỏ qua món Cồi Biên Mai nướng muối ớt, Nhum chấm mù tạc và ốc Tỏi nướng. Một người bán hàng giải thích: sỡ dĩ gọi là Ốc tỏi vì nó có hình dáng như củ tỏi và khi nướng lên có mùi thơm của tỏi.

Một gian hàng Hải sản


Bên cạnh đó nhiều gian hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều đồ trang sức được làm từ những sản vật biển để bạn mua về làm quà khi chia tay Phú Quốc.

Nơi đây không có nạn chặt, chém, chèo kéo du khách như các nơi mà tôi đã từng đến.

Sau khi thưởng thức các đặc sản mà mình yêu thích bạn hãy đi bộ dọc theo bờ biển cạnh khách sạn Hương Biển để nghe tiếng sóng biển về đêm vỗ rì rào, rì rào.

Sáng hôm sau, chúng tôi chọn Nam Đảo là điểm tham quan thứ hai. Nam đảo được nhắc đến như một nét duyên riêng biệt với nhiều bãi biến đẹp thu hút lòng người: Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Trường..

Được một người dân chỉ đường chúng tôi chạy theo một con đường đất đỏ với nhiều khúc quanh co chạy dọc theo bãi biển, xa xa trên biển là những bè cá của ngư dân nuôi cá bống Mú, cá Bóp... Thật không thể tưởng tượng được mình có thể chạy một quãng đường gần 20 km với bụi bay mù mịt. Tôi gọi đoạn đường này là “con đường đau khổ”. Bạn nhớ khi đến Phú Quốc nếu muốn đến với Nam Đảo bằng xe gắn máy hãy chuẩn bị thật kỹ áo khoác, khẩu trang, kính chống bụi.

Con đường đau khổ


Giờ đây tôi mới cảm nhận được một câu nói vui đã nghe được ở đâu đó:

“Chưa đi chưa biết bãi Sao
Đi rồi mới biết, thấy đau cả mình”

Dù đường quanh co nhiều khúc nhưng không khó khăn để đến được với Bãi Sao, bạn có thể hỏi một đứa bé lên 7 đường đến đó nó cũng chỉ cho bạn được. Khi  Bãi Sao hiện ra trước mắt bao sự mệt mõi khi đi trên “con đường đau khổ” trong tôi chợt tan biến nhanh chóng. Trước mắt tôi bây giờ chỉ có gió, cái nắng và cái vẻ đẹp đậm chất hoang sơ làm ngây ngất lòng người.


Biển Bãi Sao đẹp như một thiếu nữ

Cởi bỏ chiếc áo khoác đầy bụi đỏ tôi bước xuống biển và cảm giác trên đôi chân trở nên khác lạ. Bãi biển nơi đây cát trắng, mịn màng như những tấn bột mỳ được đổ xuống mà không giống bất kỳ nơi đâu, cái nắng vàng buổi sáng không làm rát bỏng làn da, gió biển thật nhẹ nàng và êm ái, nước biển xanh trong vắt quanh năm, Sóng biển nơi đây thật bình yên đến lạ kỳ, nó không ồn ào và dữ dội như song biển Vũng Tàu mà chỉ lăn tăn từng cơn sóng nhỏ chồm lên nhau rồi lại ùa ra biển hoà theo những dòng nước, các em bé tung tăng nô đùa tắm biển dù không có người lớn bên cạnh cũng không có cảm giác gì sợ hãi.

Nét hoang sơ của biển tạo nên một bức tranh thiên nhiên

 Biển Bãi Sao được ví như một cô gái mới chớm, đẹp giản dị, không trang điểm, không khoa trương với những đường cong tuyệt mỹ mà bất cứ chàng trai nào ngắm nhìn qua một lần cũng ăn sâu vào tiềm thức và nhớ mãi. Giá mà tôi có một chút chất thơ trong tâm hồn để miêu tả vẽ đẹp hoang sơ thơ mộng hiếm ở nơi đâu có được!

Bãi Sao chẳng có hàng quán bán buôn nhiều, cũng chẳng có ai chèo kéo làm cho du khách phải khó chịu, chỉ có xa xa có vài chiếc ghế nằm đặt ở bờ biển dành cho du khách, nơi đây không có các Resort như những bãi biển khác nhưng bạn cũng có thể dừng chân và nghỉ đêm trong những chiếc lều được trang bị rất tiện nghi.

Một loại lều để nghỉ đêm

Ghi lại vài tấm hình và rời Bãi Sao trong tôi vẫn còn nuối tiếc vì chưa hoà mình cùng với sóng biển nơi này. Bãi Sao! Tạm biệt em! Hẹn gặp em trong một buổi chiều lộng gió!

Tạm biệt em! BÃI SAO


Tiếp tục hành trình Nam Đảo tôi đến với bãi Khem thuộc thị trấn An Thới, người dân nơi này quen gọi là bãi Kem có thể là do cát nơi đây trắng mịn như Kem. Bãi Khem trước đây là của quân đội nhưng bây giờ được trả về cho dân, còn rất hoang sơ. Khác với Bãi Sao là nơi có nhiều du khách nước ngoài thì bãi Khem là điểm đến cho khách địa phương, đường vào đây chỉ có thể đi được xe 2 bánh.

Bãi Khem


Bãi Khem mang hình vòng cung với viền cát trắng nỗi bật giữa màu xanh của cây rừng và biển cả. Thực ra nơi đây là một làng chài, ngư dân chủ yếu là những người nhập cư từ miền Trung vào sinh sống. Họ đánh bắt cá, tôm, mực… và mang ra chợ bán. Tại đây chỉ có 2 dãy chòi nhỏ làm bằng lá dừa nước được dựng tạm để phục vụ khách vãng lai, tất cả đều hoang sơ.

Điều thú vị ở đây là bạn sẽ được thưởng thức được hải sản còn tươi roi rói được chính người dân nơi đây đánh bắt và tự chế biến để phục vụ khách (đặc biệt là món gỏi cá Trích và mực trứng nướng chấm nước mắm me). Điều quan trọng là giá cả nơi đây cực kỳ rẻ, một dĩa gỏi cá Trích chỉ có 60.000 đ, mực tươi chỉ có 180.000 đồng/kg.

Gỏi cá Trích


Ngồi giữa biển trời với cát trắng, thưởng thức hải sản trên bếp lửa than hồng do chính tay mình nướng trong cái gió của biển chiều thì không còn gì thú vị bằng.

Một điểm tham quan khác cũng thu hút khá nhiều khách du lịch đó chính là Nhà Tù Phú Quốc (nhà lao Cây Dừa). Nơi đây được mệnh danh với tên gọi là “địa ngục trần gian”. Đến đây bạn sẽ được xem phim tư liệu, được chứng kiến các mô hình tái hiện lại những hình ảnh tra tấn năm xưa đối với các tù binh trong chiến tranh

Nhà lao Cây Dừa


Không chỉ có biển xanh, cát trắng quyến rũ mời gọi mà những nhà thùng nước mắm với những chiếc thùng khổng lồ để ướp cá cơm làm nước mắm cũng là một điểm không thể bỏ qua khi bạn đến tham quan Đảo Ngọc.

Ở Phú Quốc có hơn 100 nhà thùng lớn nhỏ khác nhau thuộc hiệp hội nước mắm Phú Quốc nhưng chỉ có 3 điểm để du khách dừng chân tham quan. Một trong 3 điểm đó là Cơ sở sản xuất nước mắm Phụng Hưng (đối diện nhà tù Phú Quốc)

Nhà thùng nước mắm - Đặc sản Phú Quốc


Tại nơi đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất nước mắm, được nghe bà chủ cơ sở nói về nghề truyền thống nước mắm nơi này, được thưởng thức những giọt nước mắm nhỉ ra từ thùng gỗ và không quên mua về làm quà cho người thân, bạn bè.


Tại cơ sở SX nước mắm


Còn nhiều nơi tại Phú Quốc mà tôi chưa thể đến được, thời gian quá ngắn để khám phá nhiều vẻ đẹp nơi này. Một ngày không xa tôi sẽ đưa bạn đến Phú Quốc qua cảm nhận của tôi. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn có một kỳ nghỉ tuyệt vời tại Đảo Ngọc.

By: Huỳnh Thuý Diễm
03 - 04/02/2012


HÌNH ẢNH CHO ĐẢO NGỌC 

Tàu đến Phú Quốc

Đường hàng không

Dinh Cậu

Bãi biển Dương Đông nhìn từ Dinh Cậu


Đối đầu với Sư tử nè!

Biểu tượng Phú Quốc

Ốc Tỏi



Nhum (còn gọi là con cầu gai)


Một gian hàng hải sản

Hải sản nướng trên lửa hồng

Nhìn là đói!!!

Thiếu rượu Sim

Con đường đau khổ đưa du khách đến Bãi Sao và bãi Khem

Bãi biển với những hàng dừa dọc theo con đường đất đỏ

Một bè cá trên biển

Góc Trái Bãi Sao


Bãi Sao góc phải

Những hàng dừa như tô điểm thêm vẻ đẹp của biển

Biển thật hiền hoà

Bãi Khem. Tuyệt vời không kém

ÔI! NHIỀU QUÁ! BẠN XEM TẠI ĐÂY NHÉ
và xem trên Facebook: www.facebook/HuynhThuyDiem.com






6 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CỦA TỶ PHÚ Warren Buffett


1. VỀ KIẾM TIỀN: đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.

2. VỀ TIÊU TIỀN: nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.

3. VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.

4. VỀ MẠO HIỂM: đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.

5. VỀ ĐẦU TƯ: đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

6. VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

10 CÂU CHUYỆN NÊN ĐỌC



1. Câu chuyện thứ nhất:
Một cậu học trò lớp ba
 viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình.

Thầy 
giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn",

còn 
thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình. 

2. Câu chuyện thứ hai:
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng Nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát",

Bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?",

Con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la". 

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình. 

3. Câu chuyện thứ ba:

Người ăn mày nói: "Bà có
 thể cho tôi xin một ngàn không?",

Người qua 
đường trả lời: Nhưng tôi chỉ có năm trăm", 
Người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm 
trăm nhé". 
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng 
ông trời mắc nợ mình, cho mình không ủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn. 
4. Câu chuyện thứ tư: 

Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". 

Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". 

Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải". 

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. 

5. Câu chuyện thứ năm:

A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". 

B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". 

A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone". 

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai. 

6. Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét: 

-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp! 

Người cha ôn tồn đáp lại: -Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu! Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. 

Bởi vậy 
hãy thận trọng! 

7. Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". 

Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn. 

8. Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!". 

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to. 

9. Câu chuyện thứ chín:

Hai vợ chồng vào xem 
triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua.

Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì 
vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?".

Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây 
là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh". 
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng 
băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường. 

10. Câu chuyện thứ mười:

Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: -Em không nghe thầy gọi tên à? Cậu học sinh đứng lên, lễ phép: -Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ! 

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn 

( st)

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

NGỤ NGÔN VỀ ĐƯỜNG ỐNG DẪN




Năm 1890, một thung lũng giữa nước Ý

Ngày xửa ngày xưa, rất xưa, có hai anh em họ đều trẻ trung và đầy tham vọng tên là Pablo và Bruno, sống cạnh nhau trong một ngôi làng nhỏ ở nước Ý.
Họ là những người bạn thân.
Và họ đều có hoài bão.

Họ không ngừng nói với nhau về một ngày nào đó và bằng một cách nào đó họ sẽ trở thành những người đàn ông giàu có nhất làng. Cả hai đều thông minh và chăm chỉ. Tất cả những gì họ cần chỉ là cơ hội.

Một ngày nó, cơ hội đã đến với họ. Làng quyết định thuê hai người đàn ông xách nước từ con sông gần làng về bể chứa nước dùng chung ở quảng trường trung tâm. Công việc đó đã thuộc về Pablo và Bruno.

Mỗi người xách hai xô đựng hướng về phía con sông. Hết ngày, họ đã đổ đầy nước vào bể chứa. Người gia trong làng đã trả cho họ một xu cho mỗi xô nước.
“Giấc mơ của chúng ta đã trở thành hiện thực rồi!” Bruno hét lên “Tôi thật không dám tin vào vận may tuyệt vời của chúng mình”.
Nhưng Pablo thì không chắc chắn như vậy.

Lưng anh đau nhức còn bàn tay anh thì phồng rộp lên vì xách những xô nước quá nặng. Anh kinh sợ mỗi khi nghĩ đến việc tỉnh dậy và đi làm vào sáng hôm sau. Anh thề trước thánh thần rằng anh phải tìm ra một cách thức tốt hơn để mang nước về làng.

Pablo, anh chàng “Đường ống dẫn”

“Bruno này, tôi có một kế hoạch”, một buổi sáng Pablo nói với Bruno khi hai người xách xô đi ra sông. “Thay vì hị hụi xách xô đi tới đi lui để kiếm lấy vài đồng xu mỗi ngày, hãy xây dựng một đường ống dẫn nước bắc từ sông vào tới làng mình đi!”

Bruno dừng lại chết trân giữa đường. “Đường ống dẫn nước á! Ai đã từng nghe đến một điều như vậy nhỉ?” Bruno gào lên. “Pablo ơi, chúng ta có được công việc tuyệt vời. Tôi có thể xách 100 xô một ngày. Với một xu cho một xô, tôi có thể mua một đôi giầy mới. Hết tháng sẽ là một con bò cái. Và khi hết sáu tháng, tôi có thể xây dựng được một ngôi nhà tàm tạm. Chúng ta đang có một công việc tuyệt vời nhất thị trấn. Chúng ta có ngày nghỉ cuối tuần và hai tuần nghỉ lễ được trả công mỗi năm. Chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc sống. Hãy đi đi với cái đường ông dẫn của anh!”.

Nhưng Pablo không dễ ngã long, chùn bước. Anh kiên nhẫn giải thích về kế hoạch đường ống dẫ cho người bạn thân. Pablo dự định sẽ đi xách nước một nửa ngày, nửa ngày còn lại cộng với ngày nghỉ cuối tuần, anh sẽ giành để xây dựng đường ống dẫn của anh. Anh biết rằng việc đào đường mương trên loại đất đá sẽ vô cùng vất vả. Bởi anh chỉ được trả tiền cho những xô nước anh xách được nên anh hiểu thu nhập của anh ban đầu sẽ giảm đi đáng kể. Anh cũng biết rằng sẽ mất một năm, cũng có thể là hai năm để cho đường ống dẫn có thể bắt đầu mang lại lợi tức lớn. Nhưng Pablo tin tưởng vào giấc mơ của mình và anh đã bắt tay vào làm việc.

Bruno và những người còn lại trong làng bắt đầu chế nhạo Pablo, họ gọi anh là “Pablo - Anh chàng đường ống dẫn”. Bruno với số tiền kiếm được gấp đôi thu nhập của Pablo đã phô trương những vật dụng mới sắm được. Anh mua một chiếc áo khoác dày vừa vặn và cái yên ngựa da thuộc mới cứng. Đó là những thứ anh ta dồn tiền vào mua, trước khi tính đến ngôi nhà tàm tạm, ngôi nhà giờ chỉ còn trong chuyện kể. Anh ta mua những bộ quần áo lòe loẹt và dùng những bữa ăn ngon lành trong quán trọ. Người dân làng gọi anh là Ông Bruno, họ chúc mừng anh khi anh mời rượu tất cả mọi người trong quán và họ cười lớn khi anh trêu đùa.

Hành động nhỏ đem lại kết quả lớn

Khi Bruno nằm dài trên võng vào mỗi buổi tổi và những ngày nghỉ cuối tuần thì Pablo cần mẫn đào đường ống dẫn của anh. Mấy tháng đầu, dù Pablo đã cố gắng nhưng kết quả chẳng đáng là bao. Công việc này thật vất vả, thậm chí nặng nhọc hơn việc xách nước của Bruno bởi Pablo còn đào đường ống dẫn cả buổi tối, cả những ngày nghỉ.

Nhưng Pablo luôn tự nhắc nhở mình rằng giấc mơi tươi đẹp của ngày mai được xây dựng từ những hi sinh của ngày hôm nay. Ngày lại ngày, anh đào từng inch, từng inch.
“Từng inch, từng inch, sẽ là một inch”, anh tự hát khi vung cái cuốc cắm vào mảnh đất đá. Những inch nhỏ dần mở rộng thành một foot… rồi thành 10 feet… rồi 20…100…

“Nỗi cực nhọc hiện tại sẽ được bù đắp trong tương lai”, anh tự nhắc mình khi anh kiệt sức sau một ngày lao động trở về với căn lều khiêm nhường. Anh đo thành công của mình bằng việc đặt ra mục tiêu và kết quả của từng ngày. Anh hiểu rằng, cùng với thời gian, kết quả sẽ xứng đáng với công sức của anh.

“Hãy tập trung nghĩ về phần thưởng sắp tới”, anh tự nhắc đi nhắc lại khi chập chờn trong giấc ngủ vang tiếng cười của người dân làng từ quán rượu vọng lại.

Chiếc bàn xoay ngược (Mọi thứ đổi ngược)

Thời gian dần trôi. Một ngày nọ, Pablo chợt nhận ra đường ống dẫn mà anh mong đợi đã hoàn thành được một nửa. Điều đó có nghĩa là anh chỉ còn phải đi một nửa quảng đường để làm đầy những xô nước! Pablo đã sử dụng tối đa thời gian của mình để làm việc vì cái đường ống dẫn. Và ngày hoàn thiện cũng đến mau.

Trong những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, Pablo quan sát người bạn Bruno của mình xách những xô nước. Chưa bao giờ Bruno mệt mỏi đến thế. Đôi vai anh đau nhừ. Cơ thể chĩu xuống. Những bước chân của anh nặng nề, chậm chạp bởi công việc nặng nề ngày nối ngày. Bruno lầm lì, ủ dột, cáu kỉnh, giận dữ trước thực tế anh đã bị bắt phải chịu kiếp xách nước, ngày qua ngày cho đến hết đời.

Anh bắt đầu ít ở nhà và la ca thường xuyên ngoài quán rượu hơn. Khi những khách uống rượu ngó thấy Bruno đến, họ huýt sáo trêu chọc anh “Bruno - Anh chàng xách nước” đã đến đây và họ cười khúc khích với nhau khi những gã say trong thị trấn bắt chước dáng vẻ nặng nề lê bước của Bruno. Bruno không còn mua rượu mời khắp lượt trong quán, cũng không kể những câu chuyện cười nữa. Lúc này, anh thích ngồi một mình trong những góc tối xung quanh là những cái chai rỗng không.

Cuối cùng, ngày trọng đại của Pablo cũng đã đến - đường ống dẫn đã hoàn thành! Những người dân làng bàn tán xôn xao xung quanh khi chứng kiến dòng nước phun vọt từ đường ống dẫn về bể chứa chung của làng. Bây giờ, làng đã có nguồn cung cấp nước sạch thường xuyên, chắc chắn; dân chúng từ những vùng xung quanh cũng nghe tiếng mà đổ về ngôi làng dùng nước. Và công việc tiến triển đầy hứa hẹn.

Sau khi đường ống dẫn được hoàn thành, Pablo không còn phải xách từng thùng nước nữa. Cho dù anh có làm việc hay không thì nước vẫn chảy. Nước chảy khi anh ăn. Nước chảy khi anh ngủ. Nước chảy trong những ngày cuối tuần khi anh ta vui chơi. Càng nhiều nước chảy vào trong làng, càng có nhiều tiền chảy vào tui Pablo.

Pablo - Anh chàng “Đường ống dẫn” đã được biết tới cái biệt hiệu mới: Pablo - Người làm nên Điều kỳ diệu. Các chính trị gia ca ngợi tầm nhìn của anh và năn nỉ anh ra tranh cử thị trưởng. Nhưng Pablo hiểu rằng những gì anh đã đạt được không phải là điều kỳ diệu. Nó chỉ là bước đầu của một giấc mơ lớn. Bạn biết đấy, Pablo có những kế hoạch vươn xa ra bên ngoài thị trấn của anh.

Pablo dự định xây dựng những đường ống dẫn trên toàn thế giới!
Tìm đến người bạn cũ để cùng hiệp lực
Đường ống dẫn đã khiến Bruno - Người xách nước mất việc. Pablo cảm thấy đau khỏ khi nhìn người bạn cũ cầu xin đồ uống tại quán rượu. Và Pablo sắp xếp để gặp Bruno.
“Bruno này, tôi đến để nhờ anh giúp đỡ đây”.

Bruno dựng thẳng đôi vai đã nặng chĩu của anh và liếc nhìn lại với con mắt hẹp hòi tối tăm. “Đừng nhạo báng tôi”, anh ta rít lên.
“Tôi không đến đây để hả hê thành công của mình”, Pablo nói. “Tôi đến đây để đề nghị anh một cơ hội làm việc. Tôi đã mất hơn hai năm để hoàn thành đường ống dẫn đầu tiên của mình. Và tôi cũng đã học được rất nhiều điều trong suốt hai năm đó. Tôi hiểu phải dùng công cụ nào. Nên đào ở đâu. Làm thế nào để đặt ống. Tôi đã ghi chú trong suốt thời gian làm việc, và tôi đã phát triển một hệ thống cho phep tôi có thể xây dựng nhiều đường ống dẫn khác kế tiếp nhau”.

“Tôi có thể tự mình xây dựng đường ống dẫn trong một năm. Nhưng như vậy không phải là cách xử dụng thời gian tốt nhất. Kế hoạch của tôi là dạy anh và nhiều người khác cách xây dựng đường ông dẫn… rồi sau đó nhờ anh dạy những người khác… rồi lại nhờ mỗi người trong số đó dạy thêm nhiều người khác nữa… cho đến khi đường ống dẫn có mặt ở mọi làng trong vùng… ở mọi làng trên cả nước và thậm chí, đường ống dẫn xuất hiện ở mọi làng quê trên toàn thế giới!”.

“Hãy thử nghĩ xem”, Pablo tiếp tục, “Chúng ta có thể kiếm được một phần trăm lợn nhuận từ mỗi ga-lông nước chảy qua những đường ống dẫn này. Càng nhiều nước chảy qua ống, càng nhiều tiền chảy vào túi chúng ta. Những đường ống dẫn mà tôi lắp đặt không phải là sự kết thúc của một giấc mơ. Đó chỉ là sự khởi đầu”.
Bruno cuối cùng cũng nhìn thấy bức tranh tổng thể. Anh mỉm cười và chìa bàn tay chai sạn của mình cho người bạn thân. Họ nắm chặt tay và ôm nhau như những người bạn lâu ngày mới gặp.

Giấc mơ đường ống dẫn nước trong một thế giới của công việc xách nước

Nhiều năm qua. Pablo và Bruno đã nghỉ hưu. Công việc kinh doanh đường ống dẫn trên toàn cầu của họ vẫn tiến triển tốt, hàng tỷ đô la được bơm về tài khoản ngân hàng của hai người mỗi năm. Đôi khi, trong những chuyến đi của họ qua các làng quê, Pablo và Bruno chợt bắt gặp những chàng thanh niên đang xách nước.

Hai người bạn thời thơ ấu đã kéo những chàng thanh niên lại và kể cho họ nghe câu chuyện của mình, đồng thời đề nghị được họ giúp xây dựng những đường ống dẫn của chính họ. Một vài người lắng nghe và nắm lấy cơ hội để bắt đầu kinh doanh đường ống. Nhưng cũng thật đáng buồn là, hầu hết những anh chàng xách nước đều thẳng thừng gạt bỏ ý tưởng về đường ống dẫn của Pablo. Pablo và Bruno liên tục phải nghe những lời từ chối, hết lần này đến lần khác.

“Tôi không có thời gian”.
“Bạn tôi nói rằng anh ta biết một anh bạn của người bạn đã cố gắng để xây dựng đường ống dẫn và đã thất bại”.
“Chỉ có người đầu tiên nhanh chân nhất kiếm chác được từ những đường ống dẫn thôi”.
“Tôi đã xách nước cả đời. Và tôi sẽ trung thành với những gì tôi biết”.

“Tôi biết vài người đã mất tiền vì cái đường ống dẫn bất lương. Tôi thì chả dại làm thế”.
Điều làm Pablo và Bruno hết sức thất vọng là có quá ít người có tầm nhìn xa trông rộng.
Cả hai cùng chấp nhận thực tế rằng họ sống trong một thế giới của công việc xách nước… và chỉ có rất ít người dám mơ những giấc mơ đường ống dẫn thôi.

Nguồn: Internet