Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

NGỤ NGÔN VỀ ĐƯỜNG ỐNG DẪN




Năm 1890, một thung lũng giữa nước Ý

Ngày xửa ngày xưa, rất xưa, có hai anh em họ đều trẻ trung và đầy tham vọng tên là Pablo và Bruno, sống cạnh nhau trong một ngôi làng nhỏ ở nước Ý.
Họ là những người bạn thân.
Và họ đều có hoài bão.

Họ không ngừng nói với nhau về một ngày nào đó và bằng một cách nào đó họ sẽ trở thành những người đàn ông giàu có nhất làng. Cả hai đều thông minh và chăm chỉ. Tất cả những gì họ cần chỉ là cơ hội.

Một ngày nó, cơ hội đã đến với họ. Làng quyết định thuê hai người đàn ông xách nước từ con sông gần làng về bể chứa nước dùng chung ở quảng trường trung tâm. Công việc đó đã thuộc về Pablo và Bruno.

Mỗi người xách hai xô đựng hướng về phía con sông. Hết ngày, họ đã đổ đầy nước vào bể chứa. Người gia trong làng đã trả cho họ một xu cho mỗi xô nước.
“Giấc mơ của chúng ta đã trở thành hiện thực rồi!” Bruno hét lên “Tôi thật không dám tin vào vận may tuyệt vời của chúng mình”.
Nhưng Pablo thì không chắc chắn như vậy.

Lưng anh đau nhức còn bàn tay anh thì phồng rộp lên vì xách những xô nước quá nặng. Anh kinh sợ mỗi khi nghĩ đến việc tỉnh dậy và đi làm vào sáng hôm sau. Anh thề trước thánh thần rằng anh phải tìm ra một cách thức tốt hơn để mang nước về làng.

Pablo, anh chàng “Đường ống dẫn”

“Bruno này, tôi có một kế hoạch”, một buổi sáng Pablo nói với Bruno khi hai người xách xô đi ra sông. “Thay vì hị hụi xách xô đi tới đi lui để kiếm lấy vài đồng xu mỗi ngày, hãy xây dựng một đường ống dẫn nước bắc từ sông vào tới làng mình đi!”

Bruno dừng lại chết trân giữa đường. “Đường ống dẫn nước á! Ai đã từng nghe đến một điều như vậy nhỉ?” Bruno gào lên. “Pablo ơi, chúng ta có được công việc tuyệt vời. Tôi có thể xách 100 xô một ngày. Với một xu cho một xô, tôi có thể mua một đôi giầy mới. Hết tháng sẽ là một con bò cái. Và khi hết sáu tháng, tôi có thể xây dựng được một ngôi nhà tàm tạm. Chúng ta đang có một công việc tuyệt vời nhất thị trấn. Chúng ta có ngày nghỉ cuối tuần và hai tuần nghỉ lễ được trả công mỗi năm. Chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc sống. Hãy đi đi với cái đường ông dẫn của anh!”.

Nhưng Pablo không dễ ngã long, chùn bước. Anh kiên nhẫn giải thích về kế hoạch đường ống dẫ cho người bạn thân. Pablo dự định sẽ đi xách nước một nửa ngày, nửa ngày còn lại cộng với ngày nghỉ cuối tuần, anh sẽ giành để xây dựng đường ống dẫn của anh. Anh biết rằng việc đào đường mương trên loại đất đá sẽ vô cùng vất vả. Bởi anh chỉ được trả tiền cho những xô nước anh xách được nên anh hiểu thu nhập của anh ban đầu sẽ giảm đi đáng kể. Anh cũng biết rằng sẽ mất một năm, cũng có thể là hai năm để cho đường ống dẫn có thể bắt đầu mang lại lợi tức lớn. Nhưng Pablo tin tưởng vào giấc mơ của mình và anh đã bắt tay vào làm việc.

Bruno và những người còn lại trong làng bắt đầu chế nhạo Pablo, họ gọi anh là “Pablo - Anh chàng đường ống dẫn”. Bruno với số tiền kiếm được gấp đôi thu nhập của Pablo đã phô trương những vật dụng mới sắm được. Anh mua một chiếc áo khoác dày vừa vặn và cái yên ngựa da thuộc mới cứng. Đó là những thứ anh ta dồn tiền vào mua, trước khi tính đến ngôi nhà tàm tạm, ngôi nhà giờ chỉ còn trong chuyện kể. Anh ta mua những bộ quần áo lòe loẹt và dùng những bữa ăn ngon lành trong quán trọ. Người dân làng gọi anh là Ông Bruno, họ chúc mừng anh khi anh mời rượu tất cả mọi người trong quán và họ cười lớn khi anh trêu đùa.

Hành động nhỏ đem lại kết quả lớn

Khi Bruno nằm dài trên võng vào mỗi buổi tổi và những ngày nghỉ cuối tuần thì Pablo cần mẫn đào đường ống dẫn của anh. Mấy tháng đầu, dù Pablo đã cố gắng nhưng kết quả chẳng đáng là bao. Công việc này thật vất vả, thậm chí nặng nhọc hơn việc xách nước của Bruno bởi Pablo còn đào đường ống dẫn cả buổi tối, cả những ngày nghỉ.

Nhưng Pablo luôn tự nhắc nhở mình rằng giấc mơi tươi đẹp của ngày mai được xây dựng từ những hi sinh của ngày hôm nay. Ngày lại ngày, anh đào từng inch, từng inch.
“Từng inch, từng inch, sẽ là một inch”, anh tự hát khi vung cái cuốc cắm vào mảnh đất đá. Những inch nhỏ dần mở rộng thành một foot… rồi thành 10 feet… rồi 20…100…

“Nỗi cực nhọc hiện tại sẽ được bù đắp trong tương lai”, anh tự nhắc mình khi anh kiệt sức sau một ngày lao động trở về với căn lều khiêm nhường. Anh đo thành công của mình bằng việc đặt ra mục tiêu và kết quả của từng ngày. Anh hiểu rằng, cùng với thời gian, kết quả sẽ xứng đáng với công sức của anh.

“Hãy tập trung nghĩ về phần thưởng sắp tới”, anh tự nhắc đi nhắc lại khi chập chờn trong giấc ngủ vang tiếng cười của người dân làng từ quán rượu vọng lại.

Chiếc bàn xoay ngược (Mọi thứ đổi ngược)

Thời gian dần trôi. Một ngày nọ, Pablo chợt nhận ra đường ống dẫn mà anh mong đợi đã hoàn thành được một nửa. Điều đó có nghĩa là anh chỉ còn phải đi một nửa quảng đường để làm đầy những xô nước! Pablo đã sử dụng tối đa thời gian của mình để làm việc vì cái đường ống dẫn. Và ngày hoàn thiện cũng đến mau.

Trong những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, Pablo quan sát người bạn Bruno của mình xách những xô nước. Chưa bao giờ Bruno mệt mỏi đến thế. Đôi vai anh đau nhừ. Cơ thể chĩu xuống. Những bước chân của anh nặng nề, chậm chạp bởi công việc nặng nề ngày nối ngày. Bruno lầm lì, ủ dột, cáu kỉnh, giận dữ trước thực tế anh đã bị bắt phải chịu kiếp xách nước, ngày qua ngày cho đến hết đời.

Anh bắt đầu ít ở nhà và la ca thường xuyên ngoài quán rượu hơn. Khi những khách uống rượu ngó thấy Bruno đến, họ huýt sáo trêu chọc anh “Bruno - Anh chàng xách nước” đã đến đây và họ cười khúc khích với nhau khi những gã say trong thị trấn bắt chước dáng vẻ nặng nề lê bước của Bruno. Bruno không còn mua rượu mời khắp lượt trong quán, cũng không kể những câu chuyện cười nữa. Lúc này, anh thích ngồi một mình trong những góc tối xung quanh là những cái chai rỗng không.

Cuối cùng, ngày trọng đại của Pablo cũng đã đến - đường ống dẫn đã hoàn thành! Những người dân làng bàn tán xôn xao xung quanh khi chứng kiến dòng nước phun vọt từ đường ống dẫn về bể chứa chung của làng. Bây giờ, làng đã có nguồn cung cấp nước sạch thường xuyên, chắc chắn; dân chúng từ những vùng xung quanh cũng nghe tiếng mà đổ về ngôi làng dùng nước. Và công việc tiến triển đầy hứa hẹn.

Sau khi đường ống dẫn được hoàn thành, Pablo không còn phải xách từng thùng nước nữa. Cho dù anh có làm việc hay không thì nước vẫn chảy. Nước chảy khi anh ăn. Nước chảy khi anh ngủ. Nước chảy trong những ngày cuối tuần khi anh ta vui chơi. Càng nhiều nước chảy vào trong làng, càng có nhiều tiền chảy vào tui Pablo.

Pablo - Anh chàng “Đường ống dẫn” đã được biết tới cái biệt hiệu mới: Pablo - Người làm nên Điều kỳ diệu. Các chính trị gia ca ngợi tầm nhìn của anh và năn nỉ anh ra tranh cử thị trưởng. Nhưng Pablo hiểu rằng những gì anh đã đạt được không phải là điều kỳ diệu. Nó chỉ là bước đầu của một giấc mơ lớn. Bạn biết đấy, Pablo có những kế hoạch vươn xa ra bên ngoài thị trấn của anh.

Pablo dự định xây dựng những đường ống dẫn trên toàn thế giới!
Tìm đến người bạn cũ để cùng hiệp lực
Đường ống dẫn đã khiến Bruno - Người xách nước mất việc. Pablo cảm thấy đau khỏ khi nhìn người bạn cũ cầu xin đồ uống tại quán rượu. Và Pablo sắp xếp để gặp Bruno.
“Bruno này, tôi đến để nhờ anh giúp đỡ đây”.

Bruno dựng thẳng đôi vai đã nặng chĩu của anh và liếc nhìn lại với con mắt hẹp hòi tối tăm. “Đừng nhạo báng tôi”, anh ta rít lên.
“Tôi không đến đây để hả hê thành công của mình”, Pablo nói. “Tôi đến đây để đề nghị anh một cơ hội làm việc. Tôi đã mất hơn hai năm để hoàn thành đường ống dẫn đầu tiên của mình. Và tôi cũng đã học được rất nhiều điều trong suốt hai năm đó. Tôi hiểu phải dùng công cụ nào. Nên đào ở đâu. Làm thế nào để đặt ống. Tôi đã ghi chú trong suốt thời gian làm việc, và tôi đã phát triển một hệ thống cho phep tôi có thể xây dựng nhiều đường ống dẫn khác kế tiếp nhau”.

“Tôi có thể tự mình xây dựng đường ống dẫn trong một năm. Nhưng như vậy không phải là cách xử dụng thời gian tốt nhất. Kế hoạch của tôi là dạy anh và nhiều người khác cách xây dựng đường ông dẫn… rồi sau đó nhờ anh dạy những người khác… rồi lại nhờ mỗi người trong số đó dạy thêm nhiều người khác nữa… cho đến khi đường ống dẫn có mặt ở mọi làng trong vùng… ở mọi làng trên cả nước và thậm chí, đường ống dẫn xuất hiện ở mọi làng quê trên toàn thế giới!”.

“Hãy thử nghĩ xem”, Pablo tiếp tục, “Chúng ta có thể kiếm được một phần trăm lợn nhuận từ mỗi ga-lông nước chảy qua những đường ống dẫn này. Càng nhiều nước chảy qua ống, càng nhiều tiền chảy vào túi chúng ta. Những đường ống dẫn mà tôi lắp đặt không phải là sự kết thúc của một giấc mơ. Đó chỉ là sự khởi đầu”.
Bruno cuối cùng cũng nhìn thấy bức tranh tổng thể. Anh mỉm cười và chìa bàn tay chai sạn của mình cho người bạn thân. Họ nắm chặt tay và ôm nhau như những người bạn lâu ngày mới gặp.

Giấc mơ đường ống dẫn nước trong một thế giới của công việc xách nước

Nhiều năm qua. Pablo và Bruno đã nghỉ hưu. Công việc kinh doanh đường ống dẫn trên toàn cầu của họ vẫn tiến triển tốt, hàng tỷ đô la được bơm về tài khoản ngân hàng của hai người mỗi năm. Đôi khi, trong những chuyến đi của họ qua các làng quê, Pablo và Bruno chợt bắt gặp những chàng thanh niên đang xách nước.

Hai người bạn thời thơ ấu đã kéo những chàng thanh niên lại và kể cho họ nghe câu chuyện của mình, đồng thời đề nghị được họ giúp xây dựng những đường ống dẫn của chính họ. Một vài người lắng nghe và nắm lấy cơ hội để bắt đầu kinh doanh đường ống. Nhưng cũng thật đáng buồn là, hầu hết những anh chàng xách nước đều thẳng thừng gạt bỏ ý tưởng về đường ống dẫn của Pablo. Pablo và Bruno liên tục phải nghe những lời từ chối, hết lần này đến lần khác.

“Tôi không có thời gian”.
“Bạn tôi nói rằng anh ta biết một anh bạn của người bạn đã cố gắng để xây dựng đường ống dẫn và đã thất bại”.
“Chỉ có người đầu tiên nhanh chân nhất kiếm chác được từ những đường ống dẫn thôi”.
“Tôi đã xách nước cả đời. Và tôi sẽ trung thành với những gì tôi biết”.

“Tôi biết vài người đã mất tiền vì cái đường ống dẫn bất lương. Tôi thì chả dại làm thế”.
Điều làm Pablo và Bruno hết sức thất vọng là có quá ít người có tầm nhìn xa trông rộng.
Cả hai cùng chấp nhận thực tế rằng họ sống trong một thế giới của công việc xách nước… và chỉ có rất ít người dám mơ những giấc mơ đường ống dẫn thôi.

Nguồn: Internet

NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ QUẢN LÝ


Bài học 1:


Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói.
Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.



Bài học 2:


Hai bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở lớn. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.



Bài học 3:


Gà tây nói với bò tót:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi - bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.

Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.



Bài học 4:


Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.



Bài học 5:


Chim non đang bay về phương nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Bò cái đi ngang bèn phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò lôi chim non ra rồi ăn thịt.

Bài học rút ra:



1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.



2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.



3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.



Bài học 6:


Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoặm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: Đừng chiếm thị trường nếu bạn nhắm không giữ được nó.



Bài học 7:


Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp! 



[Sưu tầm]

QUI TẮC 5S - BÍ QUYẾT MANG THÀNH CÔNG CHO BẠN




Chắc hẳn đâu đó bạn đã từng nghe và nhìn thấy qui tắc 5S. Trước đây mình cũng chưa biết qui tắc 5S là gì, có một lần được một người bạn chia sẻ về 5 qui tắc này mình đã áp dụng trong cuộc sống và công việc của mình. Hôm nay xin được chia sẻ cùng bạn  

Qui tắc 5S được áp dụng hầu hết ở các công ty Nhật Bản

5S là một phương pháp để tổ chức một nơi làm việc hoặc sinh hoạt (văn phòng, nhà xưởng, gia đình…)

Đôi khi 5S được xem như là một phương pháp luận trong việc giữ vệ sinh, giúp xây dựng một môi trường làm việc ngăn nắp gọn gàng, tâm trạnh thoải mái, tránh lãng phí thời gian

5S bao gồm:

Qui tắc 1: SEIRI (SÀNG LỌC): Xem xét và loại bỏ những gì không còn dùng

Qui tắc 2: SEITON (SẮP XẾP): Sắp xếp các vật dụng cần thiết theo một trật tự tối ưu (dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng)

Qui tắc 3: SEISO (SẠCH SẼ): hãy luôn làm vệ sinh, lau chùi các vật dụng cho sạch, làm vệ sinh ở nơi làm việc (Sàn nhà, trần nhà, vách..)

Qui tắc 4: SEIKETSU (SĂN SÓC): Săn sóc và duy trì 3 công việc trên

Qui tắc 5: SHITSUKE (SẴN SÀNG): Huấn luyện cho mọi người trong phạm vi công tác với mình luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện 4 điều trên

Rất vui được chia sẻ cùng bạn. Chúc bạn thành công!

TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ




Dành tặng những người con

Chuyện cũng bình thường thôi, nhưng tôi chợt xúc động vì đã có lúc tôi cư xử giống như cô bé trong truyện. Tôi cũng mong câu chuyện rất thường này được đăng để may ra cô con gái lớn của tôi, người hay bỏ nhà đi sau khi bị tôi mắng, có thể đọc được”.

Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường phố, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!

Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: “Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?”

“Nhưng… nhưng cháu không mang theo tiền…” – cô thẹn thùng trả lời.

“Được rồi, tôi sẽ đãi cô – người bán nói – Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì”.

Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc.

“Có chuyện gì vậy?” – ông ta hỏi.

“Không có gì. Tại cháu cảm động quá!” – Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt.

“Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu… bả ác độc quá!” – cô bé nói với người bán mì…

Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài:

“Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi. Tôi mới chỉ đãi cô có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy. Còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn, mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?”

Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó.

“Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ, dù chỉ một chút, mà chỉ vì một chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ”.

Trên đường về cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: “Mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con…”

Khi bước lên thềm cửa, cô thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói:

“Sue, vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng…”

Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ.

“Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích những hành động nhỏ mà một số người chung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người thân thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hy sinh của họ là sự đương nhiên…”

Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.

Cha mẹ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng …

Liệu có bao giờ chúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chúng ta chưa?

(Sưu tầm)



THƠ: VẾT SON MÔI




Người đàn bà nhìn vào vết son môi
Trên vai áo chồng
Không nói
Có cái gì khoan trong tim đau nhói
Nụ cười....
Muốn vỡ làm hai

Người đàn ông thanh thản trước gương soi
Thắt cà vạt và vô tình huýt sáo
Sau lưng anh 
Một trời giông bão 
Xoáy mắt nhìn theo mỗi bước anh đi

Người đàn ông không có tội chi 
Người đàn bà cũng chẵng hề có lỗi
Họ lặng thinh tránh những điều muốn nói 
Nhạt nhẽo đùa,chua chát nghĩ về nhau 
Họ vẫn ân cần chung thủy trước sau
Trong con mắt của những người hàng phố
Chỉ có căn phòng biết họ đang đau khổ
Tình yêu ngã nhào vì một vết son
Trần Thu Hà 

VIẾT CHO CON MÙA NOEL 2012




Lại một mùa Noel lại đến. Lại thêm 1 trang nhật ký mở ra cho con. Khác với mọi năm, Noel năm nay con trai Mẹ đã không còn lẽo đẽo đi chơi cùng Mẹ

Nếu tính theo dương lịch thì sang năm 2013 con đã bước vào tuổi 15

Mười lăm tuổi, con đã cao hơn mẹ 1 nữa cái đầu

Mười lăm tuổi, con muốn chứng tỏ mình đã lớn.

Nhớ ngày con vào mẫu giáo Mẹ đã từng hay kể cho con nghe về truyền thuyết Ông già Noel cưỡi tuần lộc tặng quà trong đêm giáng sinh, rằng chỉ có những đứa trẻ ngoan mới được Ông Già Noel tặng quà trong đêm giáng sinh và chỉ có những đứa trẻ gửi thư cho Ông mới có quà. Chính vì vậy mà lúc con còn học mẫu giáo con thường nhờ Mẹ viết thư cho Ông già Noel giúp con để rồi buổi sáng sau đêm Giáng sinh con đã thấy goi quà ngay ở trên đầu giường do “Ông già Noel: gửi tặng.



Mùa giáng sinh năm con vào lớp Một con đã biết viết, Mẹ đã không còn giúp con viết thư nữa mà hướng dẫn con tự viết. Lá thư gửi “Ông già Noel” được con nắn nót những dòng chữ đầu đời và nhờ mẹ đến Bưu Điện gửi thư. Và cứ thế con lại thoả ước nguyện của mình với món quà mong ước.

Năm lớp 2, lớp 3 và lần lượt cho đến lớp 5 con đều đặn viết thư và nhờ Mẹ gửi để rồi hớn hở khoe với bạn bè, các anh con Bác, con cô. Mọi người nói với con quà đó là do Mẹ mua tặng, con cãi lại nhưng vẫn về hỏi Mẹ. Mẹ nói rằng: “ Những đứa trẻ nào không có niềm tin vào Ông già Noel thì sẽ chẳng bao giờ có được món quà mơ ước”. Vậy là con vững tin với niềm tin của mình. Trong lúc bạn bè của con được Ba Mẹ bạn thuê dịch vụ tặng quà thì con của Mẹ đều đặn nhận quà qua khung cửa sổ.



Mẹ nhớ hoài sự trông chờ hồi hộp của con trước ngày Noel, năm nào cũng vậy Noel là 2 mẹ con ta lại chở nhau đi chơi và sau đó con về nhà tìm kiếm khắp nơi ở các kẹt tủ, đầu giường, nơi cửa sổ… để tìm xem ông già Noel có đến tặng quà sớm hơn kg? Nhưng “Ông già Noel” kỳ lạ lắm! Chỉ tặng quà khi con đi ngủ. Đôi khi nữa đêm con thức giấc là lại ra mở cửa sổ tìm. Có lần con còn kể với Mẹ là con có nghe tiếng lộc cộc lúc nữa đêm và hỏi Mẹ có phải là con Tuần Lộc không?!

Mùa Noel năm con học lớp 6, con vẫn tiếp tục viết thư và nhờ Mẹ đi gửi. Lần này món quà con ghi trong thư là một món đồ chơi mà Mẹ không thể tìm mua được ở gần nhà. Thế là Mẹ buộc phải điện thoại nhờ Cậu mua ở Sài Gòn gửi về cho con. Dường như linh tính mách bảo con rằng “Ông già Noel” là không có thật nên cứ theo hỏi Mẹ “có phải quà là của Mẹ mua không?”. Mẹ vừa buồn cười vừa thấy thật thương con. Cả ngày hôm đó con cứ dáo dát tìm kiếm khắp nơi xem có quà hay chưa. Món quà do Cậu từ SG gửi về được Mẹ  gói cẩn thận và cất vào trong tủ. Rồi bất ngờ trong lúc Mẹ mở tủ lấy đồ con đã đi theo (có lẽ đã nghi ngờ rồi) và nhìn thấy món quà yêu thích. Mẹ nghĩ rằng con đã lớn rồi  và đã hiểu nên con cũng không bất ngờ và cũng không cho rằng Mẹ nói dối con. Con chỉ bẽn lẽn cười rồi 2 Mẹ con ta cùng mở quà ra chơi. Mẹ muốn con của Mẹ có một niềm vui, một kỷ niệm của tuổi thơ để sau này lớn lên con có nhiều điều để nhớ.




Năm nay con của Mẹ học lớp 8. Đã 2 năm nay con đã không còn vòi vĩnh theo Mẹ, không còn viết thư cho Ông già Noel, con thích đi chơi riêng với bạn bè, con thích tập tành làm người lớn, và cũng hay cãi lời Mẹ. Trong mắt họ hàng con chưa phải là đứa trẻ ngoan như các anh, các chị, con không học giỏi như các anh chị nhưng bằng niềm tin của một người Mẹ dành cho con Mẹ tin rằng con trai của Mẹ sẽ rất thương Mẹ và sẽ nên người. Có lần 2 mẹ con trò chuyện Mẹ mới biết rằng Bin của Mẹ giờ đã lớn. Trong mắt Mẹ dù con có trưởng thành, có cao to thì con mãi mãi con vẫn là đứa con trai bé nhỏ của Mẹ

Noel 2012





HÒN ĐẤT - QUÊ HƯƠNG CHỊ SỨ


Chào bạn!

Những ngày đầu năm mới ắt hẳn bạn đã có những ngày sum họp ý nghĩa cùng với gia đình hay những chuyến du lịch đầy thú vị. Những ngày đầu năm mình cũng đã đến với khu di tích lịch sử Hòn Đất (Kiên Giang) - một địa danh mà tên của nó gắn liền với một tác phẩm văn học nổi tiếng cùng tên của nhà văn Anh Đức.

Từ Thành phố Rạch giá để đến với Khu di tích lịch sử Hòn Đất – Hòn Me – Hòn Quéo tại xã thổ Sơn huyện Hòn Đất bạn đi theo quốc lộ 80, trãi qua một chặng đường dài 30 km để đến trung tâm huyện Hòn Đất. Từ đây bạn rẽ trái theo đường Hòn và đi thêm khoảng 11 km nữa để đến đến điểm tham quan.


Điểm dừng chân đầu tiên mà mình đến là TRẠM PHÁT SÓNG HÒN ME (trung tâm phát sóng truyền hình quốc gia và địa phương). Con đường lên Hòn Me cao chỉ chừng 200m mà có tới 19 khúc cua, có khúc cua chênh vênh bên vực thẳm hun hút ngọn cây cổ thụ với lau lách, gai góc đã cho thấy sườn núi cũng phức tạp nhường nào. Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng để nhạc sỹ Quỳnh Hợp sáng tác nên ca khúc “ Chiều trên đỉnh Hòn Me

Trên đỉnh Hòn Me là cột ăng ten cao 300m của trung tâm truyền hình quốc gia, nhờ đó mà người dân vùng sau vùng xa có thể coi truyền hình VTV sướng con mắt. Anh Tư Sơn – quản lý trạm phát song Hòn Me cho biết trong 7 ngày tết vừa qua có hơn 20 ngàn lượt khách đến tham quan.

Nơi đây vẫn còn lưu lại những dấu tích bom đạn trong thời chiến tranh, những chiến công oanh liệt của người con gái xứ Hòn – Chị Sứ, từ các loại máy bay trong chiến đấu, xe tăng M48 cho đến các hiện vật, các thiết bị thông tin được sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ



Đến với Hòn Me, bạn có thể được ngắm nhìn đá san hô, cây bàn trái vuông được đưa về từ quần đảo Trường Sa và cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa do Bộ Tư Lệnh hải quân Việt nam trao tặng. Từ Hòn Me bạn có thể nhìn thấy Hòn Sóc từ xa, đây là một trong 3 hòn núi nổi lên giữa đồng bằng được  tạo nên tên gọi xứ Ba Hòn (Hòn Sóc – Hòn Me – Hòn Đất).
Những rặng đá San hô trên đỉnh Hòn Me

Cột mốc chủ quyền Đảo Trường Sa

Nghề gốm là nghề truyền thống được phát triển ở xứ Hòn gần 100 năm qua từ những chiếc bình hoa nhiều kích cỡ, kiếu dáng với nhiều hoa văn khác nhau cho đến các nồi đất, khuôn bánh khọt, chum đựng nước …

Gốm Hòn Đất là nghề truyền thống của người dân xứ Hòn
Rời khỏi đỉnh Hòn Me bạn rẽ phải 300m là đến Ban quản lý di tích thắng cảnh Hòn Đất, đây cũng là nhà  trưng bày giới thiệu khu di tích lịch sử thắng cảnh Hòn Đất và cũng là nơi có mộ chị Sứ (nhân vật có thật trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức ) đã anh dũng hy sinh cách nay 50 năm. 
Đường lên mộ chị Sứ

Từ cửa chính của nhà trưng bày bước vào là di ảnh của chị Sứ và anh hùng Nguyễn Văn Kiến được đặt trang trọng hai bên ảnh Hồ Chủ Tịch cùng với các hình ảnh, các chứng nhận, các tác phẩm viết về anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng-người nữ anh hùng xinh đẹp. Nơi đây cũng đã lưu lại bút tích của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Ba Hòn – Hòn Đất như nhắc lại cho thế hệ sau một lịch sử vẽ vang, hào hùng của dân tộc
Di ảnh của chị Sứ và anh hùng Nguyễn Văn Kiến

Bút tích của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Mộ chị Sứ nằm trong một khuôn viên khoảng chừng 50m2, đắp cao, có nhiều bậc cấp đi lên. Hai bên là những thãm cỏ xanh mướt cùng những bông hoa giấy tím lịm đang còn khoe sắc xuân tạo nên một phong cảnh như một bức tranh giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ
Mộ chị Sứ nhìn từ xa

Mộ chị Sứ - người con gái anh hùng xinh đẹp  

Nếu có thời gian bạn có thể tham quan Hang Hòn kỳ bí có nhiều hang hấp dẫn với các tên gọi tên gọi: hang Quân Y, Hàm Ếch, Ông Cọp, Ô Sâu, Cà Rem, Sáu Thiều, Sân Tiên...  Buổi chiều lộng gió bạn cũng có thể tụ tập câu cá trên biển. Biển nơi đây còn hoang sơ, nước trong vắt, cá tôm còn dạn dĩ. Ngồi đây vừa ngắm biển, vừa câu cá và thưởng thức món ngon tươi rói do mình câu là một thú vui không phải dễ có.

Ngày nay đến với Kiên Giang ngoài các thắng cảnh Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cữu, Hòn Phụ Tử …thì khu di tích Hòn Đất còn là điểm dừng chân để du khách đến tham quan. 

được viết bởi: Huỳnh Thuý Diễm
(02-02-2012)


Mời bạn xem một số hình ảnh xứ Hòn
Đường vào khu di tích Hòn Đất

Quang cảnh đồng lúa hai bên đường
Đài phát sóng Hòn Me với cột ăngten cao 300m

Một thoáng Hòn Me lòng quyến luyến
Ngắm nhìn kỷ vật thuở xa xưa
Hòn Me di tích anh hùng thế
Rạng ngời chiến tích sử Việt Nam
Máy bay A37

Xe tăng M48

Máy bay UH 1A-sản xuất năm 1966

Đài tưởng niệm trên đỉnh Hòn Me




Một góc thư giãn cùng với em ruột của anh hùng Nguyễn Văn Kiến

Dời đá San hô

Hòn Sóc nhìn từ đỉnh Hòn Me

Đá chủ quyền Đảo Trường sa do BTL Hải quân VN tặng


Di ảnh chị Sứ

Mộ chị Sứ nhìn từ xa

Hòn me nhìn từ Mộ chị Sứ



Đài tưởng niệm phía sau mộ chị Sứ

Bạn cũng có thể xem thêm nhiều hình ảnh về khu di tích Hòn Đất tại đây

By: Huỳnh Thuý Diễm (01-02-2012)






HÀ TIÊN THẬP CẢNH





Chào bạn!

Trong thời tiết nóng bức hiện nay của Miền Nam, mời bạn cùng tôi hoà mình với biển Hà Tiên qua bài viết này nhé!

Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Với tên gọi Hà Tiên Thập cảnh, Hà Tiên càng thêm mê hoặc lòng người qua  nhạc phẩm “Hà Tiên”



Nếu đi từ TPHCM bằng xe khách đến thẳng Hà Tiên bạn sẽ đến bến xe miền Tây và mua vé xe đi Hà Tiên (giá vé 160 ngàn) hoặc có thể đi xe Phương Trang đến TP Rạch giá, rồi từ đây mua vé xe Mai Linh đi Hà Tiên (đi bằng cách này bạn sẽ mất khoảng 190 ngàn nhưng được cái là đi xe giường nằm thoải mái)

Từ TP Rạch Giá để đến Thị Xã Hà Tiên bạn sẽ vượt chặng đường 90 km đi theo quốc lộ 80 qua các huyện Hòn Đất, Kiên Lương.  

Trong những thập niên 90 trở về trước để đến với Hà Tiên bạn phải đi qua chiếc cầu nổi được ghép lại bằng những chiếc phao bắt qua sông Tô Châu. Cùng với sự phát triển của đất nước cầu phao đã được phá dỡ và  thay thế  bằng chiếc cầu làm bằng bê tông với tên gọi Cầu Tô Châu

Bến Tô Châu

Không ai nhớ chính xác Hà Tiên có từ bao giờ. Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện trên sông Giang Thành nên Mạc Cửu đặt tên là Hà Tiên.

Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng có lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các với các hoạt động sáng tác thơ ca, ngâm thơ và thả đèn hoa đăng trên sông Đông Hồ

Thả đèn hoa đăng

Từ trung tâm Hà Tiên chạy quanh co chân núi Đèn có bờ biển, nối đến tận Khu du lịch Mũi Nai.

Hoàng hôn bên chân núi Đèn
Bãi Mũi Nai với những hàng dừa xanh mát, cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn. Mà bùn lại là một chất dưỡng da tuyệt hảo. Một ngày nằm đắp cát trên biển, bạn chẳng những có một làn da rám nắng cực kỳ hợp với mốt mà lại được tắm bùn miễn phí, tha hồ mà sảng khoái :))

Biển Mũi Nai
Tương truyền rằng ngày xưa có một con nai thần trẻ đến đây uống nước, say mê với cảnh đẹp Hà Tiên đã quên về trời, khi chợt nhớ ra thì chú nai này đã trễ nên cửa rừng đã đóng. Chú nai buồn lang thang trở lại bãi biển, song to gió lớn làm chú nai nhỏ té xuống biển mà chết. Ngày nay đứng trên lầu vọng đài nhìn xuống bạn có thể nhìn thấy nơi này có hình dáng của mũi con nai (!?)

Mũi Nai nhìn từ trên cao
Ở bãi biển Mũi Nai có rất nhiều nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình 1 bãi đất trống và chọn những thực đơn miền biển từ các nhà hàng hoặc từ những cửa hàng bán dọc theo đó, từ tôm, cua, ghẹ, cua đá, tôm tích …
Nhà hàng Đồi Nai Vàng ở bãi Mũi Nai

Nếu thích, bạn cũng có thể câu cá với chiếc cần câu mang theo để tự thưởng cho mình một bữa ăn với những chú cá còn tươi roi rói
Câu cá 
Đặc biệt tại Mũi Nai có một dịch vụ “đờn ca tài tử” với các bài ca cổ Nam bộ phục vụ di động bao gồm cả "đờn sĩ và ca sĩ" luôn làm hài lòng quý khách,  hơn thế nữa bạn cũng có thể tặng thưởng cho mọi bè và du khách giọng ca của chính mình 

Phục vụ đờn ca tài tử tự phát
Vào mùa này đến với Hà Tiên bạn sẽ được thưởng thức trái thốt nốt và trái Sơn trà. Sơn Trà Hà Tiên  với tôi vừa chua vừa ngọt không ở đâu có thể sánh bằng khiến bạn ăn và nhớ hoài để rồi không thể không mua về làm quà cho người thân và bạn bè

Thốt nốt 

Sơn Trà  chín có màu vàng và vị chua ngọt

Bãi Mũi Nai không rộng lớn nhưng nếu lười đi bộ bạn có thể thuê cho mình 1 chiếc xích lô với giá 50.000 đồng/giờđể vi vu cùng gió biển để rồi chọn lựa cho mình những kỷ vật được làm từ những sinh vật biển từ những gian hàng quà lưu niệm

Dịch vụ xích lô giá 50.000 đồng/giờ
Một gian hàng quà lưu niệm


Một trò chơi không kém phần hấp dẫn ở Mũi Nai chính là dịch vụ xe trượt ống, đây là trò chơi cảm giác mạnh với chiều dài hệ thống trượt là 1205m đường kéo lên 320m và đường trượt đi xuống là 885m. Hiện tại, đây được được coi là hệ thống trượt ống dài và hiện đại nhất Đông Nam Á.



Khi hệ thống ống trượt đưa bạn lên trên đỉnh núi bạn có thể quan sát những cảnh đẹp xa xa qua kính viễn vọng trong khu nhà vọng cảnh được xây theo hình lục giác 3 tầng với 5000 đồng tiền xu để có 120 giây ngắm nhìn cảnh đẹp. Từ đây bạn có thể nhìn thấy đảo Phú Quốc, Hà Tiên Vegas tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên …
Nhà vọng cảnh hình lục giác
Ngắm nhìn quang cảnh bằng kính viễn vọng
Rời biển Mũi Nai bạn sẽ đi 5km để đến với Thạch Động (Hang động Thạch Sanh). Tương truyền, đây là nơi Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga. Động sâu, nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp, luôn hắt ra các tia sáng huyền hoặc như trong những truyện phim kỳ bí.
Hang Động Thạch Sanh
Đường lên động trải nhựa phẳng và ngập tràn nắng gió. Động còn có tên là “Thạch Động Thôn Vân” (động đá nuốt mây). Lên đến Thạch Động rồi bạn không muốn đi đâu nữa vì cái gió mát của nơi này.

đường lên Thạch Động
Có Một bản dịch của thi sĩ Đông Hồ như thế này:

Động đá nuốt mây
Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà,
Động bích long lanh ngọc chói lòa.
Chẳng hẹn khói mây thường lẩn quất,
Không ngăn, cây cỏ mặc la đà.
Phong sương càng dãi màu tươi đẹp,
Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua.
Chót vót tinh hoa đây đã hẳn,
Theo chiều gió lộng vút cao xa.

Rời Thạch Động tôi lại đến với khu di tích Lăng Mạc Cữu. Đây là khu mộ của dòng họ Mạc trên lưng chừng núi Bình San, phía trước đền là 2 cái ao sen, nghe kể lại rằng ngày xưa Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước cho dân dùng và nó vẫn còn phát huy tác dụng cho đến ngày nay.
Ao sen trước cửa di tích đền Mạc Cữu
Ở hai bên cổng đền thờ là 2 câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng: 
Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng 
Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh

Tạm dịch: 

Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ 
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu

Cổng đền Mạc Cữu
Ngôi đền ngoài giá trị lịch sử nó còn có giá trị nghệ thuật rất cao bởi lối trạm chổ tinh vi sắc xảo



Đi dọc theo đường bậc thang lên núi Bình San, bạn sẽ tới phần lăng mộ với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc. 

Lăng mộ ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1, có hình bán nguyệt và được khoét sâu vào núi. Mộ được xây theo thuật phong thủy, lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển và ở 2 bên mộ có 2 vị tướng bằng đá đứng canh giữ. Khi xây lăng mộ cho cha, con trai trưởng của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích đã mang đá ở bên Malaixia về để lát.


Lăng Mạc Cữu

Ngoài các thắng cảnh thì chợ bách hoá Hà Tiên cũng thu hút du khách không kém với phần lớn sản phẩm là hàng có nguồn gốc từ Thái Lan và CamPuChia. Tôi không khuyến khích bạn mua các sản phẩm ngoại nhập này bởi vì bản thân tôi cũng chưa tin đó là hàng thậtJ



Là cửa ngỏ giao thương quốc tế với Cam pu chia, cùng với xu thế phát triển của đất nước, Hà Tiên đang từng ngày đổi mới để trở thành một Thành phố văn hoá – du lịch trong một tương lai gần

Rất vui được chia sẻ cùng bạn!

Người viết: Huỳnh Thuý Diễm
17-03-2012